Như vậy là ở phần một chúng ta đã thấy Anna yêu các chú cún như thế nào, không phải kiểu yêu rồi chiều chuộng chúng quá đáng và Anna không ngại ngần bày tỏ thái độ cho người viết bài thấy. Trong phần hai này chúng ta sẽ cùng khám phá bí mật đằng sau Twitter của Anna nhé.
Anna Kendrick’s Perfect Pitch – Bài dịch ~ Phần 2
Bài viết từ tạp chí Fast Company (100 Most Creative People 2014)
Mỗi một nữ diễn viên cùng thế hệ với Anna lại có cách kết nối với fan của họ theo một cách khác nhau. Như Jennifer Lawrence tự làm mình xấu hổ bằng những câu chuyện đời thường tại các talk-show hay những màn vồ ếch trên thảm đỏ nhưng cô vẫn cuốn hút khán giả. Lena Dunham thì tỏa sáng với sự chân thành trong vai diễn của show ‘Girls’ (HBO) và cô hoàn toàn tự do với cơ thể của mình. Còn Anna Kendrick, cô làm điều đó qua Internet.
Anna nói: “Đôi khi em thử kể chuyện cười hay là hài hước một tí trong các buổi phỏng vấn, nhưng không được ổn cho lắm. Em không ngờ là Twitter làm cuộc sống em dễ thở hơn rất nhiều. Nếu không có Twitter thì còn lâu người ta mới chấp nhận những điều em nói và sự hài hước đó của em.”
Những đoạn tweet trên twitter của Anna có một sự tiến hóa vô cùng thú vị. Khi cô bắt đầu sử dụng Twitter vào tháng 7 năm 2009, cô chủ yếu tweet về các chương trình trên TV, các tài khoản giả mạo và kêu gọi sự giúp đỡ về công nghệ. (Ngay cả Anna cũng đã nhận ra được vấn đề: “Bộ cứ tweet cái gì là cái đó phải gây sự chú ý sao?”). Nhưng cho đến tháng 12 năm 2011, Anna ngưng không cập nhật twitter khoảng 6 tháng và rồi sau đó như một chú bướm được lột xác, twitter của cô nàng đã lộ nguyên hình: tự sỉ nhục bản thân có, tục tĩu có, khôn ngoan có và thỉnh thoảng cũng có say xỉn. Xem thêm Video sau.
Cô ấy chỉ cơ bản sử dụng twitter như viết một quyển truyện hài vậy, trong điện thoại của Anna có đầy các bản nháp mà cô đã nghĩ ra vào bất cứ lúc nào. (Anna nói: “Mấy câu nói đùa đó chỉ buồn cười vào lúc 2 giờ sáng thôi.”)
Anna nói trong một năm rưỡi khi cô sử dụng Twitter cô rất sợ rằng mình sẽ xúc phạm ai đó. Cô thường nhắn tin cho bạn mình và hỏi: “Nói đùa kiểu này được không?” hoặc đợi nửa tiếng rồi mới post lên để đảm bảo không mắc sai lầm. Anna nói: “Em có thể nghĩ ra nhiều thứ nhưng em không tweet vì chúng dễ bị ném đá lắm. Như là có một lần em đem đồ đi giặt (ở tiệm) và có một anh chàng có vẻ muốn tán tỉnh em và em tính tweet kiểu như là: ‘Hoặc là anh tán em hoặc là anh giặt quần lót cho em nhưng anh không được làm cả hai đâu‘. Và bạn em mới nói ‘Mày không tweet vậy được, bị ném đá chết luôn đấy.”
Và rồi hai năm sau đó, Anna tweet: “Èo, chả bao giờ tới rạp coi phim của Ryan Gosling nữa đâu. Dường như ‘thẩm du’ ở hàng ghế sau được cho là không phù hợp.”
Nếu các bạn xem lại những tweet cũ của Anna, chúng ta sẽ thấy xuất hiện các chủ đề sau: Cún, Bánh nướng, bị lệch múi giờ (Jet lag) hoặc choáng váng sau khi ăn nhậu (Hangover), Quần thun, Snuggie và những loại quần áo thoải mái, Game of Thrones. Anna cũng có một vài quy tắc về mạng xã hội mà cô nghĩ mọi người nên tuân thủ, thật là bất ngờ khi Anna lại có niềm đam mê về lĩnh vực này đến thế. Tối đa hai tấm hình trên Instagram trong một ngày. (“Instagram của em có cái nút unfollow ở đó thật là khó chịu”). Tránh dùng link, @, # và dấu ngoặc kép. (“Cứ như kiểu em đang đọc một cái mật mã chết tiệt vậy.”) Trên Instagram ảm đạm một tí thì không sao nhưng Twitter thì không. (“Cứ nói điều gì hài hước là được.”) Và trên hết, không được khi nào-bao giờ quảng bá hay quảng cáo một cách quá đáng. “Đó là thứ làm em khó chịu nhất đấy”, Anna nói. “Em đã từng chứng kiến rất nhiều diễn viên kiểu như thế này: ‘Phim ngắn của tôi đây, xem thử đi’ hay là ‘Tôi đang có mặt tại show của Craig Ferguson’ Đó là một cách quảng bá tệ hại.”
Anna nói bởi vì số lượng người theo dõi Twitter của cô rất đông nên đã có một vài công ty muốn mua tweet của cô để tweet về sản phẩm của họ. “Nhưng em có được một lượng follower đông đảo như vậy là do em sử dụng twitter một cách khôn ngoan”, Anna nói, “Nếu như em thỏa thuận với một công ty và một phần trong cái thỏa thuận đó là 10 tweet, thì em sẽ nói ‘Anh bị mất trí rồi à? Điều đó không giúp gì được cho tôi và anh đâu.’ Có lẽ tôi đạt được 30.000 retweet bởi đoạn tweet về Ryan Gosling nhưng điều đó không có nghĩa là anh cũng sẽ có 30.000 retweet. Cùng lắm anh được 37 cái.”
Một thương hiệu cá nhân của riêng mình, Anna vẫn thấy không ổn một tí với điều này. Vì Anna là cô gái thông minh nên cô không thể giả vờ là điều đó không quan trọng. Anna nói: “Em biết cái ý tưởng về một thương hiệu là điều mà đúng ra là em không nên bận tâm. Nhưng em nghĩ đó là một phần trong cuộc sống và em đang cố gắng kiểm soát, chứ không phải là em bỏ qua điều đó.”
(Còn tiếp…)
Người dịch: Sandwich